Mô tả Tomahawk (tên lửa)

Có một vài dạng khác nhau của BGM-109 Tomahawk gồm: loại nguyên khối TLAM-C, loại dải bom chùm TLAM-D, loại hạt nhân TLAM-A và TLAM-N (chưa được sử dụng), loại tên lửa chống tàu (TASM). loại Tên lửa hành trình phóng từ trên cạn (GLCM, đã bị loại khỏi biên chế).

Loại Block III TLAM được đưa vào sử dụng năm 1993 có thể bay xa hơn và sử dụng Hệ thống định vị vệ tinh toàn cầu (GPS) để tăng độ chính xác. Block IV TLAM có sự phát triển hơn do có hệ thống so sánh ảnh quang học kỹ thuật số về vị trí mục tiêu mà nó sẽ tấn công (DSMAC).

BGM-109 Tomahawk được Mỹ đưa vào trang bị năm 1983, cùng năm với phiên bản tên lửa hành trình của Liên Xô là Raduga Kh-55. Xét về tính năng, 2 tên lửa có cơ chế dẫn đường tương đương nhau, tuy nhiên Kh-55 hơi nặng hơn và trội hơn nhiều về tầm bắn (3.000 km so với 2.500 km của Tomahawk, các phiên bản nâng cấp của Kh-55 (loại Kh-101) có thể bắn xa tới trên 10.000 km)[1]. Tuy nhiên, Tomahawk đã được Mỹ sử dụng trong nhiều cuộc chiến, trong khi Kh-55 thì chưa từng được sử dụng trong chiến tranh, cho nên Tomahawk "nổi tiếng" hơn nhiều hơn so với đối thủ Liên Xô của nó.

Các chuyên gia quân sự đánh giá tên lửa Tomahawk là thứ vũ khí mang tính bước ngoặt thay đổi quy luật của chiến tranh hiện đại. Trước khi xuất hiện Tomahawk, không quân và bộ binh Mỹ từng phải chịu những tổn thất nặng nề về người và phương tiện trong các cuộc chiến tranh Triều Tiênchiến tranh Việt Nam. Với tầm bắn xa của Tomahawk, chỉ cần ngồi một nơi an toàn cách xa chiến trường và phóng tên lửa Tomahawk là có thể phá hủy mục tiêu. Sau khi hàng trăm quả Tomahawk tiêu diệt hoặc làm tê liệt các mục tiêu quan trọng có giá trị cao khiến kẻ thù không còn khả năng chống trả hoặc vô cùng yếu ớt thì các lực lượng Mỹ và đồng minh mới vào cuộc giải quyết chiến trường một cách dễ dàng.[2] Tuy nhiên, Tomahawk cũng có những hạn chế như: việc lập kế hoạch nhiệm vụ tốn rất nhiều thời gian và phức tạp về yêu cầu thông tin tình báo (phải yêu cầu một loạt thông tin chỉ thị mục tiêu từ các cơ quan như Cục Bản đồ, Bộ Quốc phòng, tình báo...), sức công phá không đủ để phá hủy các mục tiêu kiên cố vì đầu nổ của tên lửa chỉ nặng 450 kg (ngang với 1 quả bom cỡ nhỏ) nên chỉ có thể tấn công đối phương ở những nơi tương đối dễ bị tổn thương.[3].

So sánh với đối thủ là loại Kh-55 của Liên Xô:

  • Cả Kh-55 và Tomahawk đời đầu (Block I BGM-109A) đều chỉ mang đầu đạn hạt nhân, không có đầu đạn thường. Cả hai đều sử dụng cơ chế dẫn đường TERCOM và chưa có định vị toàn cầu (GPS hoặc GLONASS)[4] Tầm bắn của hai loại ngang nhau (2.500 km), độ sai lệch mục tiêu của Kh-55 vào khoảng 15 mét[4], trong khi Tomahawk đời đầu có độ sai lệch mục tiêu vào khoảng 80 mét[5]
  • Biến thể sau của Kh-55 và Tomahawk đều được cải biến để mang đầu đạn thông thường. Kh-55 cải tiến (biến thể nâng cấp Kh-55MS, ra đời năm 1984[6]) sử dụng hệ thống tương phản kỹ thuật số DSMAC cùng với sự hỗ trợ của hệ thống định vị toàn cầu GLONASS (bắt đầu hoạt động từ 1982), tương tự như Tomahawk cải tiến dùng định vị GPS (phiên bản Block III BGM-109C ra đời năm 1993)[4] Tầm bắn của Kh-55MS đạt tới 3.000 km có và độ sai lệch mục tiêu dưới 5 mét[4], trong khi Tomahawk cải tiến tầm bắn bị tụt xuống còn 1.300 km (do phải mang thêm cảm biến GPS)[5] và độ sai lệch mục tiêu vào khoảng 10 mét[5][7]
  • Phiên bản mới nhất của Kh-55 là Kh-101 (trang bị năm 2013) có tầm bắn rất xa, lên tới 5.000 km, và được thiết kế với khả năng tàng hình rất cao, thân tên lửa hình oval thay vì hình trụ như phiên bản trước[4]. Một số nguồn cho rằng Kh-101 có thể đạt tới tầm bắn 10.000 km[1] Trong khi đó, Tomahawk bản mới nhất (Block IV BGM-109E) có tầm bắn thấp hơn nhiều (khoảng 1.600 km), hình dạng tên lửa thì vẫn giống như các phiên bản trước[5] Loại tên lửa có tính năng gần nhất của Hoa Kỳ với Kh-101 lại là tên lửa hành trình AGM-129 tầm bắn 3.700 km với thiết kế tàng hình (nhưng đã loại khỏi biên chế từ năm 2012) chứ không phải Tomahawk[1] Mỹ đang nghiên cứu một tên lửa mới thuộc chương trình vũ khí tầm xa LRSO nhằm có được vũ khí đối chọi với Kh-101[1]

Do Kh-55 cũng sử dụng phương pháp dẫn đường bằng GPS/GLONASS, hệ thống tương phản kỹ thuật số DSMAC và TERCOM nên những ưu và hạn chế trong dẫn đường của hai loại tên lửa là giống như nhau.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Tomahawk (tên lửa) http://www.485tmw.com/ http://news.blogs.cnn.com/2011/03/20/libya-live-bl... http://edition.cnn.com/2011/WORLD/africa/03/22/lib... http://us.cnn.com/2011/WORLD/africa/03/19/libya.ci... http://www.defensenews.com/story/defense/policy-bu... http://abcnews.go.com/Blotter/cruise-missiles-stri... http://www.imagesatintl.com/us-strike-syria/ http://independentdailynews.com/raytheon-wins-navy... http://www.infodefensa.com/esp/noticias/noticias.a... http://www.itv.com/news/update/2017-04-07/syrian-p...